Video

Khử trùng nước uống

( 19-01-2016 - 01:09 PM ) - Lượt xem: 4371

disinfection of potable water

Thông thường, các nguồn nước ngọt được sử dụng trong sản xuất nước uống đều có chứa các tạp chất, vi khuẩn. Khử trùng là một công đoạn rất cần thiết. Việc lựa chọn một phương pháp khử trùng phù hợp phải được điều chỉnh theo những yêu cầu cụ thể để đảm bảo độ an toàn cao nhất cho người sử dụng. Hơn nữa, cũng cần phải xem xét những quy định về việc chỉ được sử dụng một số chất khử trùng nhất định trong khử trùng nước uống.

Tổng quan quy trình khử trùng nước uống

 

 

Chlorine

ClO2

Ozone

UV

Khả năng khử trùng Trung bình Cao Cao nhất Trung bình
Hiệu quả kéo dài Nhiều giờ Nhiều ngày Một vài phút Không có
Sự phụ thuộc vào độ pH

Rất nhiều

Không Trung bình Không
Sản phẩm phụ của quá trình khử trùng

THM, AOX

Chlorite

possibly Bromate

possibly Nitrite

Chí phí đầu tư

Thấp - Cao

Trung bình

Trung bình - Cao

Trung bình
Phí duy tu bảo dưỡng

Trung bình

Trung bình Không Không

Khử trùng bằng Chlorine

Với quy trình khử trùng bằng Chlorine, khí Chlorine, Sodium hypochlorite hoặc Calcium hypochlorite sẽ được bổ sung vào nước. Lượng hóa chất được bổ sung tùy thuộc vào lượng Chlorine cần cho việc khử trùng và mức độ yêu cầu của việc khử trùng. Với nước uống, nồng độ Chlorine tồn dư tối thiểu là 0.1 mg/l. Khoảng thời gian cần thiết để đạt hiệu quả khử trùng cao nhất tối thiểu là 20 phút. Hiệu quả của việc khử trùng bằng Chlorine phụ thuộc rất nhiều vào độ pH của nước. Với những nguồn nước bị nhiễm các tạp chất hữu cơ, mùi và vị của nước có thể bị ảnh hưởng, bên cạnh đó là sự hình thành các sản phẩm không mong muốn của quy trình khử trùng như Chlorinated hydrocarbons gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Việc đề phòng tái ô nhiễm với một lượng Chlorine dư thường được đánh giá quá cao, vì việc hao hụt Chlorine là không thể tránh khỏi trong quá trình cung cấp nước nên nồng độ Chlorine cần thiết cũng giảm nhanh chóng.

Chlorine Dioxide

Chlorine dioxide là một phương pháp khử trùng có nhiều ưu thế và ngày càng được sử dụng để thay thế Chlorine trong nhiều lĩnh vực. Hiệu quả của phương pháp này là mạnh hơn rất nhiều-nhưng trên hết-nó không hề phụ thuộc vào độ pH của nước. Với những hóa chất tham gia vào quy trình khử trùng phương pháp khử trùng bằng Chlorine Dioxide không tạo gây tồn dư Chlorine. Hiệu quả của cách khử trùng này cũng được kéo dài hơn. Nồng độ Chlorine dioxide tồn dư tối thiểu là 0.05 mg/l với thời gian khử trùng ít nhất 15 phút. Một điểm đáng chú ý là khác với phương pháp dùng Chlorine, phương pháp này phá hủy các màng sinh học trong hệ thống ống, bồn, bể chứa nên tránh được việc nhiễm khuẩn Legionella

Khử trùng bằng Ozone

Đây là phương pháp có khả năng khử trùng cao nhất được sử dụng trong việc khử trùng nước uống. Ưu điểm chính của phương pháp này là không tạo ra sản phẩm phụ và Ozone sẽ phân hủy thành Oxy. Nhược điểm của nó là độ hòa tan vào nước yếu. Trong lĩnh vực khử trùng nước, phương pháp này chủ yếu được sử dụng khi cần có một phương pháp Oxy hóa bổ sung như loại bỏ chất tẩy trắng, sắt, mangan hoặc loại bỏ các chất hữu cơ như acid humic.

Khử trùng bằng tia cực tím

Với phương pháp khử trùng bằng tia cực tím, lượng nước cần khử trùng sẽ được xử lí bằng tia cực tím bước sóng ngắn. Do đó, nó loại bỏ vi khuẩn một cách an toàn mà không làm thay đổi chất lượng nước. Khử trùng bằng tia UV không có hiệu quả kéo dài nhưng phương pháp này lại vượt trội hơn các phương pháp khác trong việc khử khuẩn Cryptosporidium hoặc Giardia.

Khử trùng bằng ion bạc

Với phương pháp khử trùng bằng ion bạc, các ion bạc được bổ sung vào nước với tỷ lệ từ 0.005-0.1 mg/l. Các ion bạc có khả năng diệt khuẩn (olidodynamic). Tuy nhiên, hiệu quả diệt khuẩn cụ thể là không xác định được và sự bảo vệ khỏi vi khuẩn trong thời gian dài cũng không được đảm bảo. Thời gian xử lý kéo dài khoản vài giờ. Hiện nay, quy trình này chủ yếu được ứng dụng trong khử trùng nước uống trên tàu hoặc cho việc cung cấp nước cho những vùng gặp thiên tai.

Lọc vô trùng

Lọc vô trùng chủ yếu được sử dụng trong y học và chế tạo dược phẩm vì nó cần chi phí rất cao. Quy trình này sử dụng màng siêu lọc được tẩy trùng có kích thước lỗ < 0.5 µm. Bộ siêu lọc đơn giản cũng được sử dụng cho việc xử lí nước uống trong gia đình. Tuy nhiên, luôn có những nguy cơ mầm bệnh sẽ phát triểnthông qua các bộ lọc.

Lọc chậm bằng cát

Phương pháp này lọc với vận tốc 0.1 m/h và có thể giảm đáng kể lượng vi sinh vật. Vì phương pháp này yêu cầu bề mặt bộ lọc lớn và chi phí bảo trì cao nên nó ngày càng ít được sử dụng hơn. Với những nguồn nước có độ ô nhiễm cao, bên cạnh việc xử lí bằng phương pháp này, những phương pháp bổ sung khác cần được thực hiện để đảm bảo chất lượng nước.